Cơ chế hoạt động Quân_ủy_Trung_ương_Trung_Quốc

Trước năm 2016

Thành viên của cơ quan này không do bầu cử mà do chỉ định. Hiến pháp Trung Quốc quy định chỉ có Đảng Cộng sản Trung Quốc (mà trực tiếp là Bộ Chính trị) mới có quyền chỉ định thành viên của Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Cơ chế hoạt động của Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một số điểm gần giống với Hội đồng Quốc phòng của Việt Nam hiện nay nhưng điểm khác biệt rõ nhất là: Hội đồng Quốc phòng của Việt Nam là cơ quan có tính chất lâm thời, cố vấn cho Chủ tịch nước trong những vấn đề quốc phòng và việc thống lĩnh quân đội và chỉ được triệu tập khi có tình huống quốc phòng trong khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc là cơ quan thường trực, hoạt động định kỳ, thường xuyên. Trên danh nghĩa Quân ủy Trung ương Trung Quốc là thống lĩnh tối cao các lực lượng vũ trang Trung Quốc nhưng trên thực tế, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc mới là người thống lĩnh thật sự.

Quân ủy Trung ương Trung Quốc hiện nay gồm 11 thành viên thường trực, 9 thành viên không thường trực, trong đó có 18 thành viên là quân nhân và 2 thành viên dân sự được bố trí vào các chức vụ như sau:

  • Chủ tịch Quân ủy Trung ương: Là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước
  • Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương: thường có số lượng là 2 người, là 1 chức vụ tương đương với Phó Thủ tướng
  • Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương: thường là kiêm nhiệm giữ các chức vụ nhưː Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Chủ nhiệm tổng Cục Phát triển trang bị, Tư lệnh Quân chủng Lục quân, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Quân chủng Không quân, Tư lệnh Quân chủng Tên lửa chiến lược, Tư lệnh Quân chủng Chi viện Chiến lược, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật
  • Ủy viên Quân ủy Trung ươngː thường là kiêm nghiệm giữ các chức vụ chủ chốt trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc như làː Chủ nhiệm các Ủy ban, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương, Các Tư lệnh hoặc Chính ủy của 5 Chiến khu, Phó Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp

Tất cả các thành viên Quân ủy Trung ương đều do Thường vụ Bộ Chính trị chỉ định. Các thành viên dự thính gồm 7 tư lệnh của 7 Đại quân khu, Tư lệnh Cảnh sát vũ trang, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng và Viện trưởng Viện Khoa học quân sự. Việc bổ nhiệm thành viên Quân ủy Trung ương dược thực hiện theo nguyên tắc "7 lên, 8 xuống". Nghĩa là tuổi bổ nhiệm tối đa là 67 tuổi, tuổi mãn nhiệm là 68 tuổi.

Quân ủy Trung ương Trung Quốc bàn bạc và quyết định tất cả các vấn đề về quân sự và quốc phòng của đất nước mà không cần phải tham vấn ý kiến của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội hoặc Chính hiệp. Trong nghị sự, chỉ có các thành viên thường trực mới có quyền biểu quyết. Quân ủy Trung ương Trung Quốc có một văn phòng thường trực riêng giúp cho việc hoạt động thường xuyên, định kỳ, là cơ quan đầu mối ngang bộ.

Sau năm 2016

Quân ủy Trung ương Trung Quốc được cải tổ toàn diện thực hiện theo cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp quân ủy hình thành cục diện Quân ủy quản Tổng, Chiến khu chủ chiến, Quân chủng chủ kiến (xây dựng).[4]

  • Quân ủy quản Tổng tức là 4 cơ quan trực thuộc trước đây, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị được cơ cấu lại thành 15 đơn vị trực thuộc Quân ủy trung ương gồm 1 văn phòng, 6 bộ, 3 ủy ban và 5 cục trực thuộc.[4]
  •  Quân chủng chủ kiến ngoài thiết lập Quân chủng Lục quân ra, cộng thêm các Quân chủng vốn có là Không quân, Hải quân,  Pháo II, chỉ làm chức năng hàng ngày xây dựng quân đội, không còn đảm nhiệm chỉ huy tác chiến, có thể sẽ xóa bỏ Bộ tác chiến của các quân chủng.[4]
  • Chiến khu chủ chiến là 5 Chiến khu chiến lược Trung, Đông, Tây, Bắc, Nam, (7 Đại quân khu Bắc Kinh, Thẩm Dương, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu, Thành Đô và Lan Châu hiện nay sẽ điều chỉnh lại và thiết lập thành 5 Chiến khu chiến lược), sau khi chỉnh hợp sẽ chịu trách nhiệm chỉ huy tác chiến liên hợp trong khu phụ trách, không còn quản lý công tác hàng ngày bộ đội, chỉ có đủ công năng tư lệnh, qui mô cơ quan sẽ thu gọn nhiều.[4]

Đảng Cộng sản Trung Quốc xác định mục tiêu của việc cải cách quân đội từ năm 2016 là xây dựng một đội quân lớn mạnh của Đảng trong tình hình mới; động viên toàn quân và lực lượng ở các lĩnh vực kiên định lòng tin, quy tụ ý chí, thống nhất tư tưởng và hành động, thực thi toàn diện chiến lược cải cách quân đội lớn mạnh, kiên định đi theo con đường xây dựng quân đội hùng mạnh mang đặc sắc Trung Quốc. Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội. Từ bỏ hoàn toàn mô hình quân đội hiện nay (vốn theo mô hình của Liên Xô). Nâng cao năng lực tác chiến, xây dựng một quân đội tinh nhuệ, có thể giành chiến thắng trong chiến tranh hiện đại, tương xứng với vị thế quốc tế, những lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc.[5]

  • Xây dựng hệ thống lãnh đạo và chỉ huy tác chiến liên hợp gồm 3 lớp “Quân ủy Trung ươngChiến khuQuân đoàn và người lính[5]
  • Xây dựng hệ thống quản lý và xây dựng gồm 3 lớp “Quân ủy Trung ươngQuân chủngQuân đoàn và người lính[5]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quân_ủy_Trung_ương_Trung_Quốc http://www.people.com.cn/GB/shehui/1060/2391834.ht... http://eng.mod.gov.cn/cmc/index.htm http://www.mod.gov.cn/big5/index.htm http://www.npc.gov.cn/wxzl/gongbao/2000-12/05/cont... http://www.npc.gov.cn/wxzl/wxzl/2000-12/06/content... http://www.npc.gov.cn/wxzl/wxzl/2000-12/06/content... http://www.sinodefence.com/organisation/command/cm... http://vietnamdefence.com/Home/quandoi/trungquoc/T... http://news.xinhuanet.com/english/2008-03/16/conte... http://news.xinhuanet.com/ziliao/2004-07/29/conten...